Top 8 lưu ý khi xây dựng kịch bản livestream bán hàng mà không phải ai cũng biết
Rất nhiều người nghĩ rằng việc viết kịch bản livestream bán hàng chỉ đơn thuần là giới thiệu về sản phẩm. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm vì ngoài việc giới thiệu sản phẩm ra thì nhà bán hàng còn phải tạo được sự tương tác, kết nối với người xem.
Và nhất là thông qua kịch bản livestream bán hàng nhà bán hàng có thể giữ chân được người xem trong suốt phiên live từ đó tăng tỉ lệ mua hàng. Dưới đây là 8 lưu ý quan trọng khi xây dựng kịch bản livestream bán hàng mà bạn cần nhớ. Cùng MG Agency tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
Toggle1.Xác định mục tiêu rõ của phiên livestream bán hàng
Trước khi bắt đầu một phiên livestream bán hàng, nhà bán hàng và doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu phiên live của mình là gì. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn có thể định hình được nội dung:
- Bạn muốn giới thiệu sản phẩm gì?
- Mục tiêu cho phiên live là tăng doanh thu bán hàng hay là tăng độ nhận diện cho thương hiệu?
- Bạn có chương trình khuyến mãi, quà tặng hay minigame gì để thu hút người xem livestream không?
Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp cho việc xây dựng kịch bản livestream bán hàng của bạn trở nên dễ dàng và đúng hướng hơn.
2.Nội dung giới thiệu mở đầu phiên livestream bán hàng
Mở đầu cho phiên livestream rất quan trọng, vì nói quyết định việc những người xem đầu tiên có ở lại phiên live của bạn hay không. Vì có những người đầu thì sẽ có tiếp những người xem tiếp theo. Cho nên ngay từ 1-3 phút đầu của phiên livestream nhà bán hàng cần:
- Chào mừng người xem: tạo sự gần gũi và thân thiện nhất có thể. Và một trong những phương pháp phổ biến mà rất nhiều nhà bán hàng hay sử dụng đó chính là gọi tên người xem livestream.
- Giới thiệu nhanh về phiên livestream cũng như nhắc lại nhiều lần: Bạn cần phải cho người xem biết là phiên live hôm nay là về sản phẩm nào sẽ có những ưu đãi đặc biệt nào sắp diễn ra. Việc này giúp cho người xem có cái nhìn tổng quát nhất cũng như thôi thúc họ ở lại phiên live.
- Kêu gọi tương tác sớm: Sự tương tác sớm ngay từ đầu phiên livestream bán hàng sẽ giúp cho phòng live của bạn trở nên sôi động cũng như lôi kéo thêm nhiều người xem hơn. Một trong những cách phổ biến đó chính là liên tục trả lời câu hỏi của người xem hoặc tự đặt ra câu hỏi cho người xem để dẫn dắt câu chuyện.
3.Lập danh sách sản phẩm sẽ có trong phiên livestream và lên thứ tự giới thiệu phù hợp
Một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công của phiên livestream bán hàng của bạn đó chính là việc sắp xếp thứ tự giới thiệu sản phẩm. Với một thứ tự hợp lý sẽ giúp cho nhà bán hàng dễ dàng “push sales” được sản phẩm chủ lực cũng như duy trì sự thu hút cho người xem ở lại phiên live mà không cảm thấy nhàm chán. Chính vì thế khi lập danh sách sản phẩm nhà bán hàng cần chú ý:
- Phân bổ sản phẩm chính và phụ: xen kẽ giữa các sản phẩm nổi bật sẽ là các sản phẩm bổ trợ, để có thể giữ nhịp độ liên tục cho phiên live. Giúp người xem không bị nhàm chán.
- Thứ tự giới thiệu sản phẩm: nhà bán hàng cần bắt đầu với các sản phẩm có giá trị cao hoặc đang được người dùng ưa chuộng. Sau đó dẫn dắt đến các sản phẩm bổ sung và cuối cùng là sử dụng hiệu ứng Fomo với các sản phẩm giảm giá sâu, hoặc sản phẩm nổi bật của nhãn hàng bạn để tăng tỷ lệ chốt đơn. Cứ lặp lại như vậy cho đến cuối phiên livestream bán hàng.
- Thời gian giới thiệu cho mỗi sản phẩm: đừng quên lên thật chi tiết thời gian kế hoạch kịch bản livestream cho từng sản phẩm. Tránh dành quá nhiều thời gian cho sản phẩm phụ mà bỏ quên sản phẩm chính và ngược lại. Hãy phân bổ hợp lý để thu hút người xem tăng tỉ lệ chốt đơn hiệu quả nhất.
4.Tạo tương tác liên tục với người xem
Livestream không chỉ là bán hàng một chiều, mà đây còn là cơ hội để nhà bán hàng có thể trực tiếp tương tác với khách hàng tiềm năng của mình. Cũng như xây dựng lòng tin với khách hàng, chính vì thế kịch bản livestream bán hàng cần tạo được điểm thu hút và duy trì tương tác với khách hàng một cách thường xuyên. Thông qua việc:
- Đặt câu hỏi: sau khi nhà bán hàng đã giới thiệu về sản phẩm xong, hãy mời người xem đặt câu hỏi hoặc chia sẻ các vấn đề liên quan đến sản phẩm. Trong trường hợp người xem không đặt câu hỏi thì chính nhà bán hàng là người đưa ra các vấn đề để gợi ý cho khách hàng đặt câu hỏi tương tác. Điều này giúp người xem ở lại phiên livestream lâu hơn cũng như xây dựng lòng tin với khách hàng tiềm năng.
- Mini games: đừng quên chèn thêm các trò chơi hoặc câu đố liên quan đến sản phẩm trong kịch bản livestream bán hàng của bạn. Để tăng sự thu hút ví dụ như: “Ai nhanh tay bình luận tên sản phẩm trước sẽ nhận được voucher khuyến mãi 20%.” Vừa tạo không khí sôi động cho phiên live, vừa kích thước người xem tương tác nhiều hơn.
- Kêu gọi hành động rõ ràng: đừng mãi livestream nói liên tục về sản phẩm mà không nhắc khách hàng “Hãy đặt hàng ngay!”, “Bình luận mã sản phẩm để chốt đơn”, hay “Chia sẻ livestream để nhận quà”.
5.Lồng ghép vào kịch bản livestream các chương trình khuyến mãi và ưu đãi
Khuyến mãi là một trong những yếu tố quan trọng có mặt hầu hết trong mọi phiên livestream bán hàng. Vì thế hãy lồng ghép ưu đãi một cách tối ưu vào từng giai đoạn của kịch bản livestream để tạo động lực mua sắm cho người xem:
- Giảm giá flash sale: đừng quên nhắc liên tục các đợt giảm giá giới hạn về thời gian và số lượng ngay trong phiên livestream. Điều này sẽ thôi thúc người xem nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng cũng như ở lại phiên livestream để “săn sale”
- Tặng quà ngẫu nhiên: nhà bán hàng có thể đưa ra các chương trình tặng quà miễn phí cho người xem để tăng được tương tác và chia sẻ phiên live. Điều này không chỉ giúp tăng tỉ lệ chốt đơn mà còn giúp phiên livestream của bán được lan tỏa đến với nhiều người hơn.
6.Chốt đơn và nhắc lại các ưu đãi
Khi sắp kết thúc phiên livestream bán hàng, hãy tạo sự hối thúc và nhắc nhở người xem liên tục về các ưu đãi chỉ có trong livestream ngày hôm nay trong khung giờ này. Đưa ra lời kêu gọi mua hàng một cách rõ ràng và hấp dẫn để thôi thúc người xem chốt đơn.
Nhà bán hàng có thể thêm các câu sau vào kịch bản livestream của mình: “Ưu đãi chỉ diễn ra duy nhất trong phiên livestream ngày hôm nay, duy nhất trong khung giờ này, sẽ không có bất kỳ phiên live nào khác có mức giá như hôm nay. Còn chần chờ gì nữa mà không chốt đơn ngay! Đừng bỏ lỡ cơ hội này! Thêm vào giỏ hàng! Chốt đơn!”
Và đừng quên không nên quá vội vã tạo áp lực cho người xem, hãy tạo không khí nhẹ nhàng nhưng vẫn thúc đẩy được người xem chốt đơn.
7.Kết thúc phiên livestream bán hàng một cách chuyên nghiệp
Rất nhiều nhà bán hàng bỏ quên qua việc, kết thúc một phiên livestream cũng cần ấn tượng và tạo sự ghi nhớ cho người xem. Một kịch bản livestream bán hàng chỉnh chu, cần sự mạch lạc và thu hút từ đầu đến cuối phiên live. Sau khi đã kêu gọi khách hàng chốt đơn, hãy dành thời gian cảm ơn khách hàng. Và nhắc nhớ khách hàng về các chương trình ưu đãi tiếp theo hoặc thời gian phát sóng của các phiên livestream trong tương lai. Việc làm này giúp tạo sự kết nối và khách hàng sẽ tin yêu nhãn hàng của bạn nhiều hơn.
8.Đừng quên dự phòng cách xử lý các tình huống bất ngờ trong phiên live
Một phiên livestream bán hàng chỉnh chu cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng xuyên suốt quá trình livestream. Và đã là bán hàng trực tuyến thì việc xuất hình những tình huống bất ngờ như: mất kết nối internet, thiết bị gặp trục trặc, hoặc câu hỏi khó từ khán giả,…là không hề hiếm gặp. Chính vì thế doanh nghiệp và nhà bán hàng cần lên kịch bản livestream dự phòng cho các tình huống đó. Nếu như có các lỗi kỹ thuật thì cần nói với khách hàng như thế nào. Và nếu như gặp các câu hỏi khó thì phải trả lời ra sao để lịch sự và chuyên nghiệp.
Kết luận
Khi xây dựng một kịch bản livestream bán hàng thì việc cân bằng giữa nội dung giới thiệu sản phẩm và tương tác với người xem là vô cùng quan trọng. Kịch bản livestream cần được xây dựng một cách rõ ràng, linh hoạt và sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh. Đặc biệt càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt, sẽ giúp cho phiên live của bạn mang đến kết quả tốt nhất. Nếu như bạn không biết bắt đầu xây dựng kịch bản từ đâu hoặc muốn tìm một đơn vị vận hành livestream chuyên sâu từ A đến Z. Hãy liên hệ ngay với MG Agency nhé.